Hướng dẫn kế toán xây dựng đọc và phân tích dự toán

Kế toán xây dựng bên cạnh những kỹ năng tính toán cơ bản còn phải nắm được kiến thức cơ bản về ngành xây dựng để việc hạch toán được chính xác nhất, nhất là khi phân tích dự toán.

Hầu hết kế toán xây dựng lần đầu cầm dự toán trên tay đều cảm thấy “choáng” vì chẳng hiểu gì, toàn thuật ngữ chuyên môn của dân kỹ thuật. Hãy bình tĩnh và mở dự toán ra, chúng ta sẽ đi từng phần:

1. CHI PHÍ TRỰC TIẾP

Gồm có:

+ Chi phí vật liệu:cát, đá, xi măng, thép, gạch xây, ván khuôn, xà gồ …..

+ Chi phí nhân công:Chi phí lương của nhân công đào đất, thợ xây, thợ hồ…..

+Chi phí máy xây dựng:máy trộn bê tông, máy đầm, máy đóng cọc ….nếu Doanh nghiệp có các máy móc trên thì chi phí dầu chạy máy, các chi phí vận hành máy ….sẽ thuộc khoản mục này.

Nếu Doanh nghiệp đi thuê máy, thì bên cho thuê sẽ xuất hóa đơn thuê máy cho bên thi công, và hóa đơn đi thuê máy được hạch toán vào khoản mục: máy xây dựng hay còn gọi là máy thi công.

+ Chi phí trực tiếp khác:các chi phí trưc tiếp khác phát sinh trong quá trình thi công.

Ví dụ:

Chi phí trực tiếp:

– Chi phí vật liệu:                         100.000

– Chi phí nhân công:                      50.000

– Chi phí máy xây dựng:                10.000

– Chi phí nhân công trực tiếp:        10.000

– Chi phí trực tiếp khác:                   5.000

Cộng chi phí trực tiếp:               175.000

2. CHI PHÍ CHUNG:

Chi phí chung là những chi phí: điện thoại, xăng xe, ăn uống tiếp khách, giao dịch …..của bộ phận quản lý công trình, phát sinh trước, trong và sau khi thi công, những chi phí này các bạn nhớ tập hợp hóa đơn đầy đủ, vì có thể nó sẽ phát sinh trước cả khi khởi công công trình.

Chi phí chung = Tổng chi phí trực tiếp * 6%.

Ví dụ:

Theo số liệu ví dụ trên: Chi phí chung = Chi phí trực tiếp * 6%

= 175.000 * 6% = 10.500

3. GIÁ THÀNH DỰ TOÁN XÂY DỰNG:

Giá thành dự toán xây dựng = chi phí trực tiếp + chi phí chung

Ví dụ:

Theo số liệu ví dụ trên ta có giá thành xây dựng sẽ bằng:

Giá thành dự toán xây dựng = chi phí trực tiếp + chi phí chung

= 175.000 + 10.500 = 185.500

4. THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC:

Thu nhập chịu thuế tính trước = Giá thành xây dựng * 5,5%

Ví dụ:

Theo ví dụ minh họa trên:

Thu nhập chịu thuế tính trước = Giá thành xây dựng * 5,5%

= 185.500 * 5,5% = 10.203

5. GIÁ TRỊ DỰ TOÁN XÂY DỰNG TRƯỚC THUẾ (gtgt)

Giá trị dự toán xây dựng trước thuế được xác định bằng công thức:

Giá thành dự toán xây dựng + thu nhập chịu thuế tính trước

Ví dụ:

Vẫn số liệu của ví dụ trước, ta có:

Giá trị dự toán xây dựng trước thuế: = Giá thành dự toán xây dựng + thu nhập chịu thuế tính trước

= 185.500 + 10.203 = 195. 703

6. GIÁ TRỊ DỰ TOÁN SAU THUẾ GTGT:

+ Thuế GTGT:Thuế suất thuế GTGT của hoạt động xây lắp là 10%, thuế GTGT sẽ được xác đinh như sau:

Giá trị dự toán xây dựng trước thuế * 10%

+ Giá trị dự toán sau thuế GTGT:

Giá trị dự toán xây dựng sau thuế =Giá trị dự toán trước thuế GTGT + Thuế GTGT

Ví dụ:

Sử dụng số liệu của ví dụ trên ta có:

Thuế GTGT = Giá trị dự toán xây dựng trước thuế * 10%

= 195.703 * 10% = 19.570

Giá trị dự toán xây dựng sau thuế = Giá trị trước thuế + Thuế GTGT

= 195.703 + 19.570 = 215. 273

7. CHI PHÍ LÁN TRẠI NHÀ TẠM THI CÔNG:

Mỗi công trình thi công đều phải có nhà tạm để phục vụ chỗ ăn nghỉ cho anh em công nhân, ban điều hành, kỹ thuật công trình….

Chi phí này được xác định:

Chi phí lán trại thi công = Giá trị dự toán sau thuế * 1%

Ví dụ:

Vẫn sử dụng số liệu ở ví dụ trên, ta tính được chi phí lán trại như sau:

Chi phí lán trại thi công = Giá trị dự toán sau thuế * 1%

= 215. 273 * 1% = 2.152,7

Trong hồ sơ dự toán mỗi công trình, hạng mục đều có bảng tổng hợp vật tư, kế toán xây dựng sẽ lấy hóa đơn phù hợp với từng dự toán, tránh việc lấy hóa đơn ào ào không đúng với dự toán chắc chắn khi thanh kiểm tra sẽ bị xuất toán.

Ví dụ:

Ở hạng mục móng công trình thì chi phí chủ yếu là: nhân công đào đất, sản xuất bê tông, đá 4×6, đá hộc…… chứ chưa thể xuất hiện sơn ngoài trời hay thiết bị điện được, vì vậy những chi phí như sơn, hay thiết bị điện được coi là chi phí không hợp lý trong hạng mục móng công trình.

TÓM LẠI: Nhiệm vụ của kế toán xây dựng phải bám sát vào dự toán để thực hiện việc tập hợp hóa đơn & tập hợp các chi phi phí đầu vào từng hạng mục, tổng công trình, trên thực tế khi thi công giá trị có tăng hoặc giảm do nhiều nguyên nhân, về vấn đề này chúng tôi sẽ phân tích kỹ ở phần quyết toán công trình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *