Thuế suất VAT đối với nhập khẩu máy nông nghiệp được tính như thế nào? Hãy cùng kế toán xuất nhập khẩu tại MAC tìm hiểu vấn đề này nhé!
Câu hỏi:
Công ty tôi tháng 1/2016 có thực hiện nhập khẩu máy móc phục vụ cho sản xuất lúa gạo.Vậy kế toán xuất nhập khẩu tính máy móc này chịu thuế suất bao nhiêu?
Trả lời:
Căn cứ Thông tư 26/2015/TT-BTC tại Điều 1, Khoản 2 bổ sung Khoản 3a vào Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau:
“Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gồm: máy cày; máy bừa; máy phay; máy rạch hàng; máy bạt gốc; thiết bị san phẳng đồng ruộng; máy gieo hạt; máy cấy; máy trồng mía; hệ thống máy sản xuất mạ thảm; máy xới, máy vun luống, máy vãi, rắc phân, bón phân; máy, bình phun thuốc bảo vệ thực vật; máy thu hoạch lúa, ngô, mía, cà phê, bông; máy thu hoạch củ, quả, rễ; máy đốn chè, máy hái chè; máy tuốt đập lúa; máy bóc bẹ tẽ hạt ngô; máy tẽ ngô; máy đập đậu tương; máy bóc vỏ lạc; xát vỏ cà phê; máy, thiết bị sơ chế cà phê, thóc ướt; máy sấy nông sản (lúa, ngô, cà phê, tiêu, điều…), thủy sản; máy thu gom, bốc mía, lúa, rơm rạ trên đồng; máy ấp, nở trứng gia cầm; máy thu hoạch cỏ, máy đóng kiện rơm, cỏ; máy vắt sữa và các loại máy chuyên dùng khác.”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì trong tháng 1/2016 công ty bạn có thực hiện nhập khẩu máy móc phục vụ cho sản xuất lúa gạo thì kế toán xuất nhập khẩu không phải tính nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu cho mặt hàng này.