Hạch toán nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định

Hiện nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, máy móc thiết bị thường xuyên đổi mới. Mặc dù, TSCĐ vẫn còn giá trị sử dụng nhưng thường thì các doanh nghiệp sẽ thanh lý, nhương bán TSCĐ thay thế thiết bị mới để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vậy vấn đề đặt ra là kế toán doanh nghiệp sẽ xử lý về mặt ghi sổ kế toán, hạch toán kế toán như thế nào đối với nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:

Căn cứ điều 93, thông tư 200/TT-BTC quy định về cách hạch toán đối với nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:

1. Phương pháp hạch toán nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán TSCĐ

1.1. Phản ánh các khoản thu nhập về thanh lý, nhượng bán TSCĐ

+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ các tài khoản 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)

Có tài khoản 711 – thu nhập khác ( Thu nhập chưa có GTGT)

Có tài khoản 3331 – thuế GTGT phải nộp (33311)

+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Nợ các tài khoản 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)

Có tài khoản 711 – thu nhập khác (tổng giá thanh toán)

1.2. Các chi phí phát sinh cho hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ ghi

Nợ tài khoản 811 – Chi phí khác

Nợ tài khoản 133 – thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các tài khoản 111, 112, 131, 141… (Tổng giá thanh toán)

1.3. Đồng thời ghi giảm nguyên giá TSCĐ thanh lý, nhượng bán

Nợ tài khoản 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Nợ tài khoản 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại)

Có tài khoản 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

2. Những lưu ý về hồ sơ thanh lý, nhượng bán TSCĐ

  • Biên bản họp hội đồng quản trị về việc thanh lý TSCĐ
  • Quyết định thanh lý TSCĐ
  • Biên bản thanh lý TSCĐ
  • Hợp đồng bán TSCĐ
  • Hóa đơn bán TSCĐ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *