Những khoản thu nhập không tính đóng bảo hiểm bắt buộc năm 2018

nhung-khoan-thu-nhap-khong-tinh-dong-bao-hiem-bat-buoc-nam-2018

Thông tin năm 2018 tới đây sẽ bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội dựa trên tổng thu nhập đang gây tâm lý lo lắng cho chủ doanh nghiệp lẫn người lao động. Để giải đáp thắc mắc và những hiểu lầm xung quanh vấn đề này, bạn đọc hãy cũng Kế toán Thực hành Mac tìm hiểu qua nội dung bài chia sẻ dưới đây nhé:

Những khoản thu nhập không tính đóng BHXH

Thời gian gần đây có khá nhiều thông tin trái chiều về việc đóng BHXH năm 2018 khiến độc giả của Kế Toán Mac “hiểu lầm” rằng bắt đầu từ năm 2018 sẽ đóng bảo hiểm trên tổng thu nhập, gây tâm lý hoang mang và lo lắng cho người lao động, lẫn cả chủ doanh nghiệp. Do đó để giải tỏa “hiểu lầm” trên dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra những khoản thu nhập không tính đóng BHXH như sau:

  1. Tiền thưởng theo quy định tại điều 103 của Bộ Luật Lao động 2012; tiền thưởng sáng kiến
  2. Tiền ăn giữa ca
  3. Tiền hỗ trợ điện thoại
  4. Tiền hỗ trợ xăng xe
  5. Tiền hỗ trợ đi lại
  6. Tiền hỗ trợ nhà ở
  7. Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ
  8. Tiền hỗ trợ giữ trẻ
  9. Tiền hộ trợ lao động có người thân kết hôn
  10. Tiền hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động
  11. Tiền hỗ trợ người lao động có thân nhân bị chết
  12. Tiền trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  13. Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khách ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH

Từ 01/01/2018, đóng bảo hiểm gồm Tiền lương + phụ cấp lương + các khoản bổ sung khác

Tiền lương sẽ KHÔNG bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi (những khoản không tính đóng đã nêu ở trên).

Phụ cấp lương sẽ tính đóng bảo hiểm các khoản sau:

  • Phụ cấp chức vụ, chức danh;
  • Phụ cấp thâm niên;
  • Phụ cấp trách nhiệm;
  • Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • Phụ cấp khu vực;
  • Phụ cấp thu hút;
  • Phụ cấp lưu động;
  • Các phụ cấp có tính chất tương tự.

Các khoản bổ sung khác:

  • Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
  • Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Cần phân biệt rõ các khoản xăng xe, điện thoại, tiền ăn giữa ca,… không phải là các khoản bổ sung khác.

Căn cứ theo quy định:

– Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH

 Điều 21 Nghị định 05/2015/NĐ-CP

Hy vọng những chia sẻ trên đây hữu ích cho bạn đọc, nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan tới các khoản thu nhập phải đóng bảo hiểm xã hội năm 2018 cần thắc mắc hoặc hỗ trợ bạn đọc vui lòng comment phía bên dưới bài viết để chúng tôi tư vấn sớm nhất nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *