Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán

Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán cần được tuân thủ một cách chặt chẽ để đảm bảo tính chính xác và thống nhất. Dưới đây là nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán cần nhớ:

– Phải hoàn tất việc ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết; tiến hành khóa sổ kế toán; tính ra số dư cuối kỳ của các tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích; kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán giữa các sổ sách có liên quan, bảo đảm khớp, đúng.

– Phải kiểm tra lại số liệu ghi trên cột “Số cuối năm” của BCĐKT ngày cuối của năm trước. Số liệu ở cột này sẽ được chuyển vào cột “Sổ đầu năm” của BCĐKT của kỳ này.

– Phải phân loại toàn bộ tài sản và nợ phải trả của DN thành ngắn hạn (là những tài sản hay nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng hay trong vòng một chu kỳ kinh doanh kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán) và dài hạn (là những tài sản hay nợ phải trả có thời gian thu hồi hay thanh toán quá 12 tháng hay ngoài một chu kỳ kinh doanh). Trường hợp không thể phân biệt được giữa ngắn hạn và dài hạn thì các loại tài sản và nợ phải trả phải được sắp xếp theo tính thanh toán giảm dần.

– Tuyệt đối không được bù trừ các khoản mục tài sản với nợ phải trả cũng như tuyệt đối không được bù trừ số dư giữa hai bên Nợ và Có của các tài khoản thanh toán như tài khoản 131, 331 mà phải căn cứ vào số dư chi tiết để ghi vào các chi tiết liên quan trên bảng cân đối kế toán.

– Phải căn cứ vào nội dung cụ thể của chỉ tiêu trên BCĐKT để thu thập số liệu cho phù hợp. Một chỉ tiêu trên BCĐKT liên quan đến tài khoản nào thì căn cứ vào số dư của tài khoản đó (tài khoản tổng hợp, tài khoản phân tích) để phản ánh. Số dư bên Nợ của tài khoản sẽ được ghi nhận vào bên “Tài sản” và số dư bên Có của tài khoản sẽ được ghi vào bên “Nguồn vốn”trừ một số trường hợp ngoại lệ, để phản ánh chính xác quy mô tài sản hiện có ở DN được quy định dưới đây:

+ Tài khoản 214 “Hao mòn tài sản cố định”

+ Tài khoản 129 “Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn”

+ Tài khoản 139 “Dự phòng phải thu khó đòi”

+ Tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”

+ Tài khoản 229 “Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn”

Các tài khoản trên mặc dù có số dư bên Có nhưng được ghi đỏ bên “Tài sản” (giảm trừ). Bên cạnh đó, các tài khoản sau đây có thể có số dư bên Nợ hoặc bên Có nhưng được ghi bên “Nguồn vốn” như:

+ Tài khoản 412 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản”

+ Tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá”

+ Tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”

Nếu các tài khoản trên dư Có thì ghi đen bình thường, còn nếu số dư Nợ thì phải ghi đỏ (trong ngoặc đơn) để trừ đi.

Đối với các chỉ tiêu tổng hợp, trước khi ghi vào BCĐKT, kế toán phải căn cứ vào nội dung của từng chỉ tiêu để tổng hợp số liệu cho chính xác. Đối với các chỉ tiêu không có số liệu, kế toán có thể không phải trình bày nhưng không được đánh lại số thứ tự chỉ tiêu và mã số của chỉ tiêu. Đối với  các khoản mục  tài sản và nợ phải trả phản ánh trên BCĐKT, phải căn cứ vào tình hình cụ thể để phần thành ngắn hạn và dài hạn. Nếu tài sản hay nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 1 năm nay 1 chu kỳ kinh doanh (chu kỳ bình thường trên 1 năm) thì xếp vào loại ngắn hạn; còn nếu quá 1 năm hay ngoài 1 chu kỳ kinh doanh thì xếp vào loại dài hạn.

Dịch vụ đào tạo học kế toán thực hành chuyên sâu, tập trung vào thực hành và chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm thực tế. Giáo viên là các chuyên gia kế toán, kiểm toán đi làm lâu năm, giàu kinh nghiệm, đang làm việc tại các Doanh nghiệp lớn. Với phương pháp đào tạo chú trọng thực hành, cầm tay chỉ việc, giới hạn số lượng Học viên trong 1 lớp. Chúng tôi cam kết sau khóa học, Học viên có thể đi làm được ngay!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *