Đặc thù công việc của kế toán xây lắp

Kế toán xây lắp trong ngành xây dựng có đặc thù riêng và khác biệt vời nhiều công việc kế toán thông thường khác. Dưới đây là đặc thù công việc của kế toán xây lắp:

1 Sản phẩm

– Là những công trình xây dựng, xây lắp: nhà cửa, cầu đường, máy móc cho các nhà máy..

– Là duy nhất, không lặp lại đối từng công trình..

– Sản phẩm từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc thường kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, tùy theo quy mô của từng công trình.

2. Một công trình thường có nhiều công trình con – hạng mục công trình. Một hạng mục công trình con – có công trình mẹ. Thường chỉ có 1-2 cấp.

3. Yêu cầu đối với kế toán xây lắp là tập hợp được chi phí theo từng công trình/hạng mục công trình.

4. Ngoài các chi phí thông thường về NVL – Tk621, lương – tk622, chi phí chung – tk627 còn có chi phí đặc thù là máy thi công – tk623 (không rõ trong q.đ 15 thì còn tk này nữa không) và chi phí thuê ngoài (kế toán xây lắp thường hạch toán riêng vào 1 tiểu khoản 6222 – lương thuê ngoài hoặc 6322 – giá vốn phần thuê ngoài).

5. Ngoài việc tập hợp chi phí theo công trình còn thường có báo cáo kết quả lãi lỗ theo công trình. Lúc này cần thêm thông tin về chi phí 641, 642 phân bổ theo công trình nữa. Tập hợp các chi phí đầu 6* và doanh thu đầu 5* sẽ được kqkd.

6. Chi phí dở dang được tập hợp bình thường ở tk 154 nhưng không có nhập kho 155 mà khi xuất hóa đơn thì đưa thẳng giá vốn từ 154 vào 632. Giá trị chuyển từ 154 vào 632 thì có thể tùy theo đánh giá của người sử dụng.

7. Vật tư thường được nhập thẳng từ nhà cung cấp ra luôn công trình mà không thông qua kho.

8. Việc phân bổ CF máy móc thi công, tk 623 và phân bổ khấu hao 627*/214 phải chi tiết theo vụ việc

9. Các đội xây dựng thường tạm ứng 1 cục tiền rồi sau đó cuối tháng với thanh toán tạm ứng. Vì vậy kế toán thường nhập số liệu cả tháng 1 lần vào cuối tháng/đầu tháng sau. Và vì vậy họ hay dùng phiếu kế toán cho nó tiện, nhập đủ loại ctừ vào một chỗ ==> hay đòi hỏi phiếu kế toán có thêm thông tin về thuế đầu vào.

10. Do các công trình kéo dài nhiều năm nên trong các báo cáo thường có các cột thông tin như: số lũy kế đến đầu năm, số ps từ đầu năm đầu đến thời điểm báo cáo, ps trong kỳ, lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ, lũy kế từ khởi công đến cuối kỳ…

11. Chứng từ ghi sổ lập riêng cho từng công trình -> cho phép chọn mã vụ việc khi lọc chứng từ (TCT Thăng Long)

12. Ngoài các chi phí đã nêu còn có chi phí thầu phụ thường đi thẳng từ 331 (trong trường hợp thầu phụ là ko phải là đơn vị thành viên) hoặc 336 (trong trường hợp thầu phụ là đơn vị thành viên) vào 154 của từng công trình

13. Hệ thống báo cáo quản trị của ngành xây dựng:

– Báo cáo kết quả kinh doanh theo từng công trình trong đó mỗi loại chi phí, doanh thu (621, 622, 623, 6271, 6272,…,6278, 335, 635, 641, 642, 512, 515) được lên theo một cột)

– Báo cáo kết quả kinh doanh theo từng công trình trong đó mỗi loại chi phí, doanh thu (621, 622, 623, 6271, 6272,…,6278, 335, 635, 641, 642, 512, 515) được lên theo một cột
– Báo cáo quyết toán chi phí thầu phụ trong đó với mỗi công trình, hạng mục công trình từng thầu phụ sẽ được quyết toán phần khối lượng, thuế

– Báo cáo công nợ (tạm ứng) theo từng công trình, hạng mục công trình

– Báo cáo chi phí quản lý cho từng công trình (phần chi phí riêng cho từng công trình và phần phân bổ từ cty)…

14. Công nợ cũng có đặc thù

– Công nợ theo các nhà cung cấp liên quan đến 1 công trình

– Công nợ của 1 nhà cung cấp liên quan đến nhiều công trình.

– Có sổ chi tiết vụ việc: cho 1 vụ việc + nhà cc

15. Thông thường công ty mẹ ký và giao cho các công ty con thực hiện -> công nợ 136 và 336 cũng có đặc thù

16. Tổ chức có thể 4 cấp: tcty, cty, xn, tổ/đội.

– Tổng công ty thì tổng hợp b/c.

– Công ty thì tổng hợp từ số liệu chi tiết.

– Một số công ty có cài phần mềm luôn cho tổ/đội thi công.

17. Đặc thù về thuế:

– Cty ở HN/HCM xuất hóa đơn, nhưng công trình thì lại ở các tỉnh ==> thuế nộp 1 phần ở cty mẹ, nộp 1 phần ở nơi công trình ==> phải 333 phải theo dõi theo mã khách.
==> vì vậy FA mới sinh chuyện theo dõi mã khách/cục-chi cục thuế và hđ bán d.vụ mới sinh chuyện có 2 dòng.

18. Quản lý vay tiền theo đặc thù:

– Theo dõi tiền vay, vốn vay, phân bổ CF lãi vay cũng theo công trình
19. Vật liệu thường xuất thẳng đến công trình không qua kho nhưng lại xảy ra tình trạng điều chuyển vật liệu giữa công trình này với công trình khác hoặc vật liệu thừa thiếu giữa các công trình cần kiểm soát.

20. Các công ty xây lắp đa phần hoạt động theo các mảng xây lắp, dịch vụ (thiết kế, vận chuyển..), thương mại (buôn bán vật liệu) –> Báo cáo KQKD, công nợ, doanh thu… tương ứng cho các mảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *