Quản lý tài chính công ty Nhà nước có nhiều khác biệt với doanh nghiệp. Dưới đây là quy định chung về quản lý tài chính tại công ty Nhà nước theo nghị định của chính phủ:
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Quy chế này quy định việc quản lý tài chính đối với công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã.
Đối với một số công ty nhà nước có đặc thù về quản lý tài chính thì ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này còn thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ về đặc thù đó.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Công ty nhà nước bao gồm:
a. Công ty nhà nước độc lập;
b. Tổng công ty Nhà nước là Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập, Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập.
2. Tập đoàn kinh tế nhà nước là nhóm công ty có tư cách pháp nhân độc lập, đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân độc lập.
3. “Vốn do Nhà nước đầu tư tại công ty nhà nước” là vốn cấp trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho công ty nhà nước khi thành lập, trong quá trình hoạt động kinh doanh; vốn nhà nước được tiếp nhận từ nơi khác chuyển đến theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; giá trị các khoản viện trợ, quà biếu, quà tặng; tài sản vô chủ, tài sản dôi thừa khi kiểm kê công ty nhà nước được hạch toán tăng vốn nhà nước tại công ty nhà nước; vốn bổ sung từ lợi nhuận sau thuế; giá trị quyền sử dụng đất và các khoản khác được tính vào vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.
4. “Tài sản của công ty nhà nước” bao gồm: tài sản cố định (tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang và các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn); tài sản lưu động (tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác và chi sự nghiệp) mà công ty nhà nước có quyền chiếm hữu sử dụng và định đoạt theo quy định của pháp luật.
5. “Vốn huy động của công ty nhà nước” là số vốn công ty nhà nước huy động theo các hình thức: phát hành trái phiếu, vay của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và các hình thức huy động khác mà pháp luật không cấm
6. “Bảo toàn vốn nhà nước tại công ty nhà nước” là việc giữ nguyên, không để thâm hụt số vốn nhà nước tại công ty nhà nước trong suốt quá trình kinh doanh.
7. Ban quản lý điều hành công ty nhà nước có Hội đồng quản trị, bao gồm Hội đồng quản trị, Ban giám đốc (Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc hoặc Giám đốc và các Phó giám đốc); đối với công ty nhà nước không có Hội đồng quản trị là Ban giám đốc.
8. “Doanh nghiệp khác” là doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã.
9. “Vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác” là vốn do Nhà nước hoặc công ty nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.
10. “Người đại diện phần vốn góp của công ty nhà nước tại doanh nghiệp khác” là người được chủ sở hữu của công ty nhà nước ủy quyền đại diện vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác.
11. “Đại diện chủ sở hữu công ty nhà nước” là các cơ quan được Chính phủ phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu bao gồm: Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ.
12. “Chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác” là công ty nhà nước hoặc cơ quan được Chính phủ phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện chức năng chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác.
Điều 3. Công ty nhà nước tham gia hoạt động công ích
1. Công ty nhà nước tham gia cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích trên cơ sở đấu thầu hoặc nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện hạch toán kinh tế đối với sản phẩm, dịch vụ công ích theo quy định hiện hành.
2. Đối với những sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện theo phương thức đấu thầu, công ty nhà nước phải tự bù đắp chi phí bằng giá trị thực hiện thầu và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động này.
Khi thực hiện cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công ích theo đơn đặt hàng hoặc nhiệm vụ kế hoạch nhà nước giao, công ty nhà nước sử dụng số tiền do Nhà nước thanh toán và/hoặc do người được hưởng sản phẩm, dịch vụ công ích thanh toán để bù đắp chi phí hoạt động công ích và đảm bảo lợi ích cho người lao động. Trường hợp, số tiền được thanh toán thấp hơn chi phí thực tế hợp lý thì được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch theo số lượng hoặc khối lượng thực tế và đơn giá dự toán. Công ty nhà nước phải tổ chức hạch toán riêng doanh thu và chi phí cho sản phẩm, dịch vụ này. Số tiền bù chênh lệch là doanh thu của công ty nhà nước. Kết quả kinh doanh của công ty nhà nước được xác định trên cơ sở tổng hợp kết quả hoạt động công ích và hoạt động kinh doanh.
Điều 4. Vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác
Vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác bao gồm:
1. Vốn bằng tiền, giá trị quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, giá trị những tài sản khác của công ty nhà nước được công ty nhà nước đầu tư hoặc góp vốn vào doanh nghiệp khác;
2. Vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư, góp vào doanh nghiệp khác giao cho công ty nhà nước quản lý;
3. Giá trị cổ phần tại các công ty nhà nước đã cổ phần hóa, bao gồm cả giá trị cổ phần nhà nước cấp cho người lao động trong công ty để hưởng cổ tức khi công ty nhà nước thực hiện cổ phần hóa giai đoạn trước ngày 14 tháng 7 năm 1998; giá trị vốn nhà nước tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên;
4. Vốn do công ty nhà nước vay để đầu tư;
5. Lợi tức và các khoản được chia khác do Nhà nước hoặc công ty nhà nước đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp khác được sử dụng để tái đầu tư tại các doanh nghiệp này;
6. Giá trị cổ phiếu thưởng, cổ phiếu trả thay cổ tức của phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác;
7. Các loại vốn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Đại diện chủ sở hữu công ty nhà nước và chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác
1. Đại diện chủ sở hữu công ty nhà nước và chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp nhà nước và theo phân công, phân cấp của Chính phủ.
2. Chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác thực hiện quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác thông qua việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cổ đông hoặc người góp vốn và việc cử người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đó.
Trường hợp Chủ sở hữu không cử người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, người đứng đầu cơ quan chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyền và nghĩa vụ đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đó.
Dịch vụ tư vấn và đào tạo kế toán thực hành cho Doanh nghiệp của Kế toán MAC là tập hợp các chương trình đào tạo bồi dưỡng về kế toán, bao gồm những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp.
Chương trình tư vấn và đào tạo nghiệp vụ kế toán được thiết kế theo yêu cầu của doanh nghiệp. Cùng với sự tư vấn của đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm của Trung tâm Kế toán MAC. Chúng tôi tin tưởng các doanh nghiệp sau hợp tác sẽ hài lòng về chất lượng dịch vụ và chuyên môn kế toán của Kế toán MAC.
Sử dụng Dịch vụ tư vấn và đào tạo nghiệp vụ kế toán cho doanh nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp trang bị thêm những kiến thức tài chính kế toán mới nhất theo quy định Nhà nước hiện hành. Giúp doanh nghiệp bớt rủi ro về vốn và vướng các quy định về pháp luật, giúp quản lý dòng tiền, tối ưu chi phí hoạt động tối đa.