Những điều kế toán xuất nhập khẩu cần lưu ý

Kế toán xuất nhập khẩu có đặc thù công việc và nhiệm vụ riêng. Khi làm việc, kế toán xuất nhập khẩu cần lưu ý những vấn đề sau:

1. Hồ sơ nhập khẩu nên kẹp các chứng từ như sau:

– Tờ khai hải quan và các phụ lục.
– Hợp đồng ngoại (Contract).
– Hoá đơn bên bán (Invoice).
– Các giấy tờ khác của lô hàng như: Chứng nhận xuất sứ, tiêu chuẩn chất lượng …
– Các hoá đơn dịch vụ liên quan tới hoạt động nhập khẩu như: Bảo hiểm, vận tải quốc tế, vận tải nội địa, kiểm hoá, nâng hạ, THC, vệ sinh cont, phí chứng từ, lưu kho, và các khoản phí khác ….
– Thông báo nộp thuế
– Giấy nộp tiền vào NSNN / ủy nhiệm chi thuế
Kế toán xuất nhập khẩu lệnh chi / ủy nhiệm chi thanh toán công nợ ngoại tệ ngươi bán.

2. Các bút toán hạch toán hàng nhập khẩu:

– Khi nhận được tờ khai hải quan và bộ hồ sơ về hàng hoá, kế toán hạch toán:

a. Hạch toán giá trị hàng NK:

Nợ TK – 156, 211: Giá trị Hàng hóa Nhập khẩu (tính theo tỷ giá ngày thanh toán) (không phải tỷ giá trên tờ khai hải quan).
Có TK – 331: Số tiền thanh toán.

– Trường hợp thanh toán nhiều lần: Kế toán xuất nhập khẩu nên làm như sau:
VD: Như chuyển tiền đặt trước tiền hàng, hàng về rồi mới chuyển tiền thanh toán.
+ Nếu lãi về tỷ giá Hạch toán
Nợ TK 156
Có TK 515
+ Nếu lỗ về tỷ giá Hạch toán
Nợ TK 635
Có TK 331

b. Kế toán xuất nhập khẩu Hạch toán thuế NK phải nộp:
Nợ TK – 156: Số thuế NK trên tờ khai hải quan
Có TK 3333 – Thuế Nhập khẩu

c. Hạch toán Thuế TTĐB phải nộp (nếu có):

Nợ TK – 156: Trên tờ khai hải quan.
Có TK – 3332 : Thuế Tiêu thụ đặc biệt

d. Hạch toán thuế GTGT hàng NK: (khấu trừ thuế GTGT):

Nợ TK – 1331: Số thuế GTGT NK trên tờ khai hải quan
Có TK – 33312 : Thuế GTGT Hàng Nhập khẩu

Khi Nộp tiền các loại thuế trên các bạn hạch toán như sau:
Ghi giảm Thuế NK của hàng Nhập khẩu phải nộp:
Nợ TK 3333
Có TK 1121

Ghi giảm Thuế TTDB của hàng Nhập khẩu phải nộp
Nợ TK 3332
Có TK 1121

 3. Lưu ý về giá trị hàng nhập khẩu:

– Theo quy định giá tính thuế nhập khẩu là giá mua cộng các chi phí nhập hàng cho đến thời điểm hàng tới cầu cảng Việt Nam. Như vậy nếu các bạn nghiên cứu điều kiện cơ sở giao hàng sẽ hiểu nó gần như tương ứng với các điều kiện C (như CIF, C&F) cho dù hợp đồng bạn ký với điều kiện nào đi nữa.

– Do đó có một sự không đồng nhất giữa giá tính thuế NK, GTGT nhập khẩu của hải quan khác với giá mua thực tế trên hợp đồng mà không ít các bạn kế toán mới nhà mình nhầm lẫn, cứ lấy giá trên tờ khai hải quan làm giá ghi sổ là sai nhé.

– Đó là lý do vì sao trên tờ khai hải quan các bạn sẽ thường thấy có ghi các khoản phí như : I, F, THC .., chỉ là phần hải quan ấn định vào giá nhập để kê khai thuế thôi.

Kê khai thuế hàng nhập khẩu: Dựa vào: Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nướchoặc biên lai thu tiền của hải quan.

Xem thêm: Cách kê khai thuế GTGT hàng nhập khẩu

Hạch toán giá trị hàng nhập khẩu vào sổ: Hạch toán theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh hoặc tỷ giá ngày thanh toán nhé.

Xem thêm: Cách hạch toán hàng nhập khẩu

VD: Ngày 1/8/2014 bạn chuyển khoản thanh toán tiền hàng cho 1.000 sp A. Tỷ giá ngày hôm đó là 20.000vnđ/usd. Tổng giá trị = 1.000 X 20.000 = 20.000.000 vnđ.
– Nhưng đến ngày 6/8/2014 hàng mới về đến Việt Nam, hôm đó tỷ giá trên tờ khai hải quan là 21.000vnđ/usd. (Đây là tỷ giá hải quan dùng để tính thuế chứ không phải để các bạn xác định giá trị hàng nhập khẩu).

– Như vậy giá trị hàng hóa = 20.000.000 không thể là: 1.000 x 21.000 = 21.000.000 vnđ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *