Đọc báo cáo tài chính như thế nào (phần 1)

Kế toán thuế cần nắm rõ cách đọc báo cáo tài chính để xử lý công vụ cho phù hợp và chính xác nhất. Dưới đây là hướng dẫn cách đọc báo cáo tài chính:

Báo cáo tài chính cũng được dạy trong hầu hết các trường thuộc khối ngành kinh tế đủ thấy tầm quan trọng của nó như thế nào. Và lại càng quan trọng với kế toán thuế.

Trong loạt bài viết này mình xin chia sẻ một chút hiểu biết về báo cáo tài chính từ nguồn gốc đến cách đọc hiểu một báo cáo tài chính như thế nào, dưới góc nhìn đơn giản của người còn thiếu nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức trên thương trường. Vì Kinh nghiệm là Nghiệm lại mà thấy Kinh vậy nên, sẽ còn rất nhiều thiếu sót mong nhận được phản hồi từ các cao nhân!!!

Với mình, một bản báo cáo tài chính cũng giống như dòng chảy của một con sông, mà khi nhìn nó, ta cần quan tâm đến 3 mốc chính:

Thứ nhất:  Nguồn cấp nước cho con sông ấy xuất phát từ đâu? Một hay nhiều nguồn?
Thứ hai: Phần hạ lưu của con sông. Những dòng nước ấy chảy qua đâu, đi về đâu và tạo nên những vùng đất màu mỡ nào?

Thứ ba: Con sông ấy chảy ra biển nào?

Nếu có một nơi thật cao và tầm nhìn đủ rộng để bao quát toàn bộ con sông thì thật là tuyệt. Ta có thể biết nó bắt đầu từ đâu, trũng chỗ nào, uốn lượn quanh co và cuối cùng thì chảy về đâu. Liên kết chúng lại và ta sẽ thấy điều kỳ diệu từ đó.

Bài viết kỳ này mình sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan trước cho các bạn còn đang lơ tơ mơ bắt nhịp cho dễ (rút kinh nghiệm ngày xưa khi còn  là đứa lơ tơ mơ về báo cáo tài chính, mình cứ tương thẳng các loại BCTC đọc lấy đọc để xong ngẩng lên chả hiểu gì, sau đi học được giới thiểu tổng quát mới thở phào cái, giờ thĩ đỡ hơn tẹo).

Nguồn gốc:

BCTC xuất hiện khi bắt đầu có sự trao đổi hàng hóa. Nhu cầu hàng hóa ngày càng lớn => sản xuất ngày càng phức tạp hơn để đáp ứng => xuất hiện các khoản vay mượn => đòi hỏi quản lý các khoản vay, do đó cần một cách thức để xác định xem những người đi vay có khả năng thanh toán hay không, các chủ sở hữu yêu cầu người quản lý doanh nghiệp của họ báo cáo tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất, còn nhà nước thì yêu cầu thông tin để tính thuế => thế là BCTC ra đời.

Các loại báo cáo tài chính:

Báo cáo thường niên của công ty là báo cáo quan trọng nhất. bao gồm 2 phần là diễn giải và phần thứ 2 là bốn báo cáo tài chính cơ bản cho biết những gì thực tế xảy ra với tài sản, thu nhập và cổ tức của công ty trong những năm qua:

+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hay báo cáo thu nhập
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
+ Báo cáo lợi nhuận giữ lại ( cái nỳ ít gặp hơn)

Vấn đề lưu ý:

Rất khó để biến các tài sản thực thành các con số. Các con số thể hiện trên mục tài sản của bảng cân đối kế toán thường thể hiện chi phí quá khứ  của tài sản trừ đi khấu hao. Tuy nhiên, hàng tồn kho có thể bị hư hỏng, hay mất mát; các tài sản cố định như máy móc và nhà xưởng có thể có giá trị cao hơn hoặc thấp hơn chi phí quá khứ được khấu hao; các khoản phải thu của khách hàng có thể không thu được. Ở phần nguồn vốn, một vài khoản phải trả có thể không xuất hiện trên bảng cân đối kế toán- chi phí y tế, các khoản phải trả cho nhân viên hưu trí là các ví dụ điển hình. Tương tự như vậy một vài chi phí được thể hiện trong báo cáo thu nhập, kế toán thuế có thể được báo cáo không đúng, như một nhà xưởng chỉ sử dụng được trong 10 năm nhưng được khấu hao đến 40 năm.

Khi các kế toán thuế xem xét BCTC, cần tìm hiểu các ý nghĩa thực sự đằng sau các con số và bạn cũng cần nhận thấy rằng việc chuyển đổi từ các tài sản thực thành các con số là không chính xác hoàn toàn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *