Nhu cầu học kế toán thuế thực hành ngày càng tăng cao du nhu cầu phát triển của xã hội. Dưới đây là cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2016 :
– Thu nhập tính thuế là khoản thu nhập dùng để áp dụng vào biểu thuế và tính ra số thuế phải nộp và được xác định bằng công thức: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ bao gồm:
+ Giảm trừ gia cảnh: bản thân 9.000.000 và người phụ thuộc là 3.600.000/ người ( tính trên 1 tháng)
+ Các khoản bảo hiểm bắt buộc: BHXH, BHYT,BHTN
(10,5% Lương BH )
+ Các khoản đóng góp từ thiện , nhân đạo, khuyến học. (nếu có)
|
– Thu nhập chịu thuế là tổng số các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương, tiền công mà cơ quan chi trả đã trả cho cá nhân. Được tính bằng công thức:
Thu nhập tính thuế = Tổng Lương – Các khoản được miễn thuế
Các khoản được miễn thuế bao gồm:
+ Tiền ăn giữa ca, ăn trưa không quá 680.000/ tháng.
+ Phụ cấp điện thoại theo quy định.
+ Tiền trang phục không quá 5.000.000/năm.
+ Tiền vượt trội được trả cao hơn khi làm thêm ban đêm, làm thêm giờ so với làm việc ban ngày, trong giờ.
|
Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp được tính bằng công thức sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất.
Thuế suất ở đây là thuế suất theo biểu lũy tiến từng phần như bảng sau:
Bậc
|
Thu nhập tính thuế /tháng
|
Thuế suất
|
Tính số thuế phải nộp
|
Cách 1
|
Cách 2
|
1
|
Đến 5 triệu đồng (trđ) |
5%
|
0 trđ + 5% TNTT |
5% TNTT |
2
|
Trên 5 trđ đến 10 trđ |
10%
|
0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ |
10% TNTT – 0,25 trđ |
3
|
Trên 10 trđ đến 18 trđ |
15%
|
0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ |
15% TNTT – 0,75 trđ |
4
|
Trên 18 trđ đến 32 trđ |
20%
|
1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ |
20% TNTT – 1,65 trđ |
5
|
Trên 32 trđ đến 52 trđ |
25%
|
4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ |
25% TNTT – 3,25 trđ |
6
|
Trên 52 trđ đến 80 trđ |
30%
|
9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ |
30 % TNTT – 5,85 trđ |
7
|
Trên 80 trđ |
35%
|
18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ |
35% TNTT – 9,85 trđ |
*Trong đó TNTT là thu nhập tính thuế
Biểu thuế lũy tiến từng phần này được hiểu như sau: trong tổng thu nhập, phần thu nhập thấp sẽ được nhân với mức thiếu suất thấp, phần còn lại ngoài bậc đã nhân sẽ được nhân với mức thuế cao hơn. Ví dụ: Thu nhập tính thuế của bạn là 7 triệu thì 5 triệu đầu tiên sẽ đươc nhân với 5%, 2 triệu còn lại nhân với 10%. Cộng lại là ra số thuế phải nộp: (5 X 5%) + (2 X 10%) = 450.000
không được lấy 7 tr X 10% (làm như vậy là toàn phần)
Để các bạn có thể hiểu chi tiết về cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công hay từ kinh doanh Kế toán Thiên Ưng sẽ lấy 1 ví dụ cụ thể như sau:
Trong tháng 11 năm 2014 bà Công Tằng Tôn Nữ Tuyết Mai có thu nhập từ tiền lương tiền công là 60 triệu. Bà có 2 con nhỏ và nuôi 1 mẹ già. Bà nộp các khoản bảo hiểm là 8% bhxh, 1,5% BHYT trên số tiền 60 triệu. Ngoài khoản tiền 60 triệu trên bà còn nhận được 750.000 tiền phụ cấp ăn trưa.
Bây giờ chúng ta đi tính thuế thu nhập cá nhân trong tháng 11 cho bà Công Tằng Tôn Nữ Tuyết Mai:
Tổng thu nhập của bà Công Tằng Tôn Nữ Tuyết Mai là : 60.000.000 + 750.000 (tiền phụ cấp) = 60.750.000.
Thu nhập chịu thuế của bà là: 60.750.000 – 680.000 (tiền phụ cấp được miễn thuế theo quy định) = 60.070.000
Các khoản giảm trừ của bà như sau:
+ Bản thân: 9.000.000
+ Người phụ thuộc: 2 con + 1 mẹ = 3, lấy 3 X 3.600.000 = 10.800.000
+ Tiền đóng bảo hiểm: 9,5% X 60.000.000 = 5.700.000
Tổng các khoản giảm trừ là: 9.000.000 + 10.800.000 + 5.700.000 = 25.500.000
=> Thu nhập tính thuế của bà là: 60.070.000 – 25.500.000 = 34.570.000
Bây giờ chúng ta sẽ đưa thu nhập tính thuế này vào trong biểu lũy tiến từng phần để tính ra số thuế thu nhập cá nhân phải nộp:
+ Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:
5 triệu đồng × 5% = 0,25 triệu đồng
+ Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:
(10 triệu đồng – 5 triệu đồng) X 10% = 0,5 triệu đồng
+ Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:
(18 triệu đồng – 10 triệu đồng) X 15% = 1,2 triệu đồng
+ Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%:
(32 triệu đồng – 18 triệu đồng) X 20% = 2,8 triệu đồng
+ Bậc 5: thu nhập tính thuế trên 32 triệu đồng đến 52 triệu đồng, thuế suất 25%:
(34.570.000 – 32 triệu đồng ) X 25% = 0,6425 triệu đồng
Ta cộng các bâc thuế:
Bậc 1 |
+ |
Bậc 2 |
+ |
Bậc 3 |
+ |
Bậc 4 |
+ |
Bậc 5 |
Tổng |
0,25tr |
+ |
0.5tr |
+ |
1,2tr |
+ |
2,8tr |
+ |
0,6425tr |
5,3925 Triệu đồng |
Vậy tổng số thuế thu nhập cá nhân mà bà Công Tằng Tôn Nữ Tuyết Mai phải nộp là: 5,3925 Triệu đồng
Cách tính trên đây chỉ dành cho các bạn mới làm quen với cách tính thuế thu nhập cá nhân để hiểu bản chất các con số. Còn với kế toán lành nghề chúng ta sẽ tính theo cách 2 nhanh hơn rất nhiều:
Chúng ta thấy, Thu nhập tính thuế mà chúng ta đã tính ra được cho bà Công Tằng Tôn Nữ Tuyết Mai 34.570.000 thuộc BẬC 5 của bảng tính thuế theo biểu lũy tiến từng phần.
Chúng ta sẽ áp dụng ngay vào công thức của Bậc 5 trên bảng: 25% TNTT – 3,25 trđ.
ta có: 25% X 34.570.000 – 3.250.000 = 5,3925 Triệu đồng -> là số thuế bà phải nộp
Các bạn có thấy cách 2 tính nhanh và đơn giản hơn nhiều không?