Đầu tiên bạn cần phải hiểu thế nào là định khoản / hạch toán kế toán, Định khoản kế toán là công việc xác định tk nào ghi Nợ – tk nào ghi Có. Sau khi đọc xong các bài viết này , các bạn nên vận dụng và giải nhiều bài tập định khoản kế toán nhé.
Một số bước định khoản kế toán
Bước 1: Xác định đối tượng kế toán liên quan
Bước 2: Xác định tài khoản của các đối tượng kế toán đã xác định ở bước 1
Bước 3: Xác định xu hướng biến động của từng đối tượng kế toán (Tăng hay giảm)
Bước 4: Xác định TK ghi Nợ, TK ghi Có
Bước 5: Xác định số tiền cụ thể ghi vào từng tài khoản
1. Nguyên tắc Định khoản kế toán:
– Bên Nợ ghi trước/ Bên Có ghi sau
– Nghiệp vụ biến động tăng ghi 1 bên/ Nghiệp vụ biến động giảm ghi 1 bên
– Dòng ghi Nợ phải so le với Dòng ghi Có
– Tổng giá trị Bên Nợ = Tổng giá trị Bên Có
– Số dư có thể có ở cả Bên Nợ và Bên Có.
Chú ý Các tài khoản lương tính: Tài khoản đầu 1: các tài khoản kế toán lưỡng tính: 131, 138, 331, 333, 338,
2) Cách sử dụng các tài khoản để định khoản:
– Bên Trái: Bên Nợ
– Biên Phải: Bên Có
Nợ – Có không có ý nghĩa về mặt kinh tế mà chỉ mang tính Quy ước
Việc ghi Nợ là ghi số tiền thực hiện ở Bên Nợ
Việc ghi Có là ghi số tiền thực hiện ở Bên Có
Bạn cần nhớ mẹo ghi nhớ định khoản kế toán sau:
TK đầu 1, 2, 6, 8 mang tính chất TÀI SẢN
TK đầu 3, 4, 5, 7 mang tính chất NGUỒN VỐN
Các TK mang T/C TS: 1,2,6,8: Tăng bên Nợ – giảm bên Có
Các TK mang T/C NV: 3,4,5,7: Tăng bên Có – giảm bên Nợ.
Lưu ý các TK đặc biệt: TK 214 – Hao mòn TSCĐ, TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu: có kết cấu ngược với kết cấu chung. TK 214: tăng bên có, giảm bên Nợ. TK 521: Tăng bên Nợ, giảm bên có.
kết cấu nhóm tài khoản
NGUYÊN TẮC KẾT CHUYỂN THUẾ GTGT: LÀ KẾT CHUYỂN THEO SỐ NHỎ
+ TH1: số dư đầu kỳ TK 133 + số phát sinh TK 133 trong kỳ mà lớn hơn số phát sinh TK 3331 trong kỳ thì: “số thuế GTGT được kết chuyển trong kỳ là TK 3331”.
+ TH2: Số dư đầu kỳ TK 133 + số phát sinh TK 133 trong kỳ mà nhỏ hơn số phát sinh TK 3331 trong kỳ thì: “số thuế GTGT được kết chuyển trong kỳ là số dư đầu kỳ TK 133 + số phát sinh TK 133 trong kỳ”