Hướng dẫn viết hóa đơn hàng chiết khấu thương mại bằng ví dụ cụ thể

huong-dan-viet-hoa-don-hang-chiet-khau-thuong-mai-bang-vi-du-cu-the-1

Hướng dẫn chi tiết cách viết hóa đơn hàng chiết khấu thương mại – giảm giá hàng bán và cách hạch toán đối với phần chiết khấu thương mại qua ví dụ cụ thể:

Trong hoạt động trao đổi, mua bán thường xuyên phát sinh các tình huống chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán. Tuy nhiên, thực tế Kế Toán MAC nhận được khá nhiều thắc mắc của các bạn kế toán viên về cách viết hóa đơn cũng như hạch toán đối với hàng chiết khấu thương mại (CKTM). Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số về trường hợp về cách viết hóa đơn hàng CKTM:

Theo Khoản 2.5 Phụ lục 04 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn cách viết hóa đơn hàng chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán chia ra 3 trường hợp cụ thể dưới đây:

Trường hợp 1: Chiết khấu thương mại theo từng lần

Hàng hóa, dịch vụ áp dụng hình thức CKTM dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

Ví dụ: Hưởng ứng tháng hành động vì người tiêu dùng (01/03 – 31/03/2015) Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Công nghệ Thông tin Hoàn Phát phát động chương trình khuyến mãi đối với đơn hàng trên 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng) được CKTM ngay 10%. (Được cộng dồn nhiều hóa đơn).

Ngày 08/03/2015, bán cho công ty TNHH Xây lắp Đức Anh 10 bộ máy tính (Maim Giga H61, Chip G2030 30G, RAM 4GB, HDD 500GB, Màn hình Samsung LCD 23”, Case, chuột, nguồn, bàn phím).

Đơn giá chưa thuế: 10.0000.000đ/bộ

→ Thành tiền: 10 bộ x 10.000.000đ/bộ = 100.000.000đ → đủ điều kiện để hưởng CKTM tức là đơn giá mỗi bộ giảm 10% còn 9.000.000đ/bộ.

Cách hạch toán cho ví dụ trên về hàng chiết khấu thương mại

Đối với Công ty TNHH Hoàn Phát

Nợ TK 131-DUCANH: 99.000.000

     Có TK 5111: 90.000.000

     Có TK 3331:  9.000.000

Đối với Công ty Đức Anh

Nợ TK 156-BOMAYTINH: 90.000.000

Nợ TK 1331:  9.000.000

     Có 331_HOANPHAT: 99.000.000

Công ty TNHH Toàn Phát viết hóa đơn hàng chiết khấu thương mại như sau:

huong-dan-viet-hoa-don-hang-chiet-khau-thuong-mai-bang-vi-du-cu-the-2

>>> Kinh nghiệm kế toán:

Cách hạch toán chiết khấu thương mại từng phần:

Đối với bên bán:

Nợ TK 111/112/131-chi tiết khách hàng: Tổng số tiền thanh toán trên hóa đơn

     Có TK 5111: Tổng tiền hàng (Chưa có thuế)

     Có TK 3331: Thuế GTGT

Đối với bên mua:

Nợ TK 156-chi tiết mã hàng hóa: Giá trị trên hóa đơn

Nợ TK 1331: Thuế GTGT

     Có 111/112/331-chi tiết nhà cung cấp: Tổng số tiền thanh toán

  • Có thể bạn quan tâm:

Mẫu biên bản thu hồi hóa đơn GTGT viết sai

Ghi sai hóa đơn bị xử phạt thế nào

Trường hợp 2: Chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng hoặc doanh số

Nếu việc CKTM căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp theo.

Ví dụ: ngày 01/03/2015, công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Công nghệ Thông tin Hoàn Phát và Công ty TNHH Xây lắp Đức Anh ký hợp đồng kinh tế mang số hiệu 0103/HĐKT/HP-ĐA mua 10 bộ máy tính (Maim Giga H61, Chip G2030 30G, RAM 4GB, HDD 500GB, Màn hình Samsung LCD 23”, Case, chuột, nguồn, bàn phím). Đơn giá chưa thuế: 10.000.000đ/bộ.

– Ngày 01/03/2015: xuất 05 bộ máy tính (kèm HĐ 0000068 ghi như bán hàng bình thường). Tức là

   + Cộng tiền hàng: 50.000.000

   + Thuế GTGT:  5.000.000

   + Tổng thanh toán: 55.000.000

– Ngày 08/03/2015: xuất nốt 05 bộ máy tính như trong hợp đồng.

Hạch toán tại ngày 08/03/2015

Đối với Công ty TNHH Hoàn Phát

Phản ánh số tiền chiết khấu thương mại

Nợ TK 5211: 10.000.000

Nợ TK 3331:   1.000.000

     Có TK 131-DUCANH: 11.000.000

Phản ánh doanh thu

Nợ TK 131-DUCANH: 55.000.000

     Có TK 5111: 50.000.000

     Có TK 3331:  5.000.000

Cuối kỳ kết chuyển khoản chiết khấu thương mại:

Nợ TK 5111: 10.000.000

     Có TK 521: 10.000.000

Đối với Công ty Đức Anh

Nợ TK 156-BOMAYTINH: 40.000.000

Nợ TK 1331: 4.000.000

     Có 331-HOANPHAT: 44.000.000

Công ty TNHH Hoàn Phát viết hóa đơn hàng chiết khấu thương mại như sau:

huong-dan-viet-hoa-don-hang-chiet-khau-thuong-mai-bang-vi-du-cu-the-3

>>> Kinh nghiệm kế toán:

Cách hạch toán chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng hoặc doanh số

Đối với bên bán:

  • Phản ánh số tiền chiết khấu thương mại

Nợ TK 521: Số tiền CKTM (Đối với DN áp dụng Thông tư 200)

Nợ TK 5211: Số tiền CKTM (Đối với DN áp dụng Quyết định 48)

Nợ TK 3331: Số tiền thuế GTGT (tương ứng với số tiền CKTM)

Có TK 111/131-chi tiết khách hàng

  • Phản ánh doanh thu

Nợ TK 111/112/131-chi tiết khách hàng: Tổng số tiền thanh toán trên hóa đơn

Có TK 5111: Tổng tiền hàng chưa chiết khấu (Chưa có thuế)

Có TK 3331: Thuế GTGT tương ứng với doanh thu ở trên.

  • Cuối kỳ kết chuyển khoản chiết khấu thương mại:

Nợ TK 5111

Có TK 521

Đối với bên mua:

Nợ TK 156-chi tiết mã hàng hóa: Giá trị trên hóa đơn đã trừ khoản chiết khấu

Nợ TK 1331: Thuế GTGT tương ứng

Có 111/112/331-chi tiết nhà cung cấp: Tổng tiền TT đã trừ khoản chiết khấu

Tham khảo thêm: Điều kiện khấu trừ thuế GTGT với hàng hóa thanh toán qua ngân hàng

Trường hợp 3: Kết thúc chương trình (thời gian) khuyến mại mới lập hóa đơn

Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) khuyến mại thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.

Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh.

Cách hạch toán:

Đối với bên bán:

  • Phản ánh số tiền chiết khấu thương mại

Nợ TK 521: Số tiền CKTM (Đối với DN áp dụng Thông tư 200)

Nợ TK 5211: Số tiền CKTM (Đối với DN áp dụng Quyết định 48)

Nợ TK 3331: Số tiền thuế GTGT (tương ứng với số tiền CKTM)

Có TK 111/131-chi tiết khách hàng

  • Cuối kỳ kết chuyển khoản chiết khấu thương mại:

Nợ TK 5111

Có TK 521

Đối với bên mua:

Nợ TK 156-chi tiết mã hàng hóa: Giá trị trên hóa đơn đã trừ khoản chiết khấu

Nợ TK 1331: Thuế GTGT tương ứng

Có 111/112/331-chi tiết nhà cung cấp: Tổng tiền TT đã trừ khoản chiết khấu

Trên đây là 3 trường hợp thường gặp, cách hạch toán và các kinh nghiệm kế toán Kế Toán Thực Hành MAC đã tổng hợp lại, hy vọng sẽ giúp bạn hạch toán thành công.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *