Những lưu ý quan trọng về khoản trích lập dự phòng

nhung-luu-y-quan-trong-trich-lap-du-phong

Các khoản trích lập dự phòng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt đông sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy các nhà đầu tư cần phải xem xét BCTC của doanh nghiệp đó để khắc phục tình trạng dẫn đến thua lỗ từ việc chích lập dự phòng.

Các khoản trích lập dự phòng

Thông thường một khoản trích lập dự phòng của doanh nghiệp trong kỳ kế toán bao gồm những mục chính sau: trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính, các khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng các khoản bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp (đối với các doanh nghiệp xây lắp).

Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Trong đó, dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo Thông tư 13/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng, được định nghĩa như sau: dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm.

Việc xác định giá trị của dự phòng giảm giá hàng tồn kho dựa trên sự chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho với giá trị thuần có thể thực hiện của hàng tồn kho. Việc lập dự phòng khi và chỉ khi hiệu số có giá trị dương.

 

Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính

Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính, được Thông tư 13/2006/TT-BTC định nghĩa là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do các loại chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp bị giảm giá; giá trị các khoản đầu tư tài chính bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ.

Các khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Thông tư 13/2006/TT-BTC xác định dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.

Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp

Thông tư 13/2006/TT-BTC xác định là dự phòng chi phí cho những sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp đã bán, đã bàn giao cho người mua nhưng doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng.

Lưu ý không phải khoản dự phòng nào được đề cập ở trên doanh nghiệp cũng có thể tự trích lập mà cần dựa trên nguyên tắc trích lập được quy định trong Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 18, tức là:

– Hiện doanh nghiệp đang có nghĩa vụ nợ kể cả nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới.

– Xuất hiện giảm sút về kinh tế khi thực hiện nghĩa vụ nợ.

– Xác định được thiệt hại mà khoản nợ đó gây nên.

Hy vọng với những thông tin mà Kế toán MAC cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp bạn hình dung ra phần nào việc xác định và trích lập các khoản trích lập dự phòng liên quan mật thiết đến báo cáo tài chính.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *