Giám đốc tài chính khác kế toán trưởng như thế nào?

giam-doc-tai-chinh-khac-ke-toan-truong-nhu-the-nao

Cùng hoạt động trong lĩnh vực tài chính của doanh nghiệp nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi giám đốc tài chính (GĐTC) và kế toán trưởng (KTT) khác nhau như thế nào hay chưa? Trong nội dung bài chia sẻ hôm nay Kế toán MAC sẽ cùng bạn đi tìm hiểu sự khác biệt này nhé:

KTT thường tập trung vào việc thu thập các thông tin tài chính từ các phòng ban khác để tập hợp chúng thành dự toán ngân sách tổng hợp thì GĐTC sẽ là người xem xét dữ liệu của các phòng ban khác để biết liệu chúng đã thay đổi như thế nào so với các mốc thời gian trong quá khứ (tháng trước, quý trước, cùng kỳ  năm trước,…), doanh thu và chi phí phản ánh những thay đổi ra sao trong định hướng chiến lược của công ty đồng thời xem xét những lý do của các yêu cầu chi tiêu.

Ở các quốc gia phát triển, công việc quản lý tài chính được tách rời khỏi công việc kế toán. Người đảm nhiệm vai trò chính trong việc quản lý tài chính đó là GĐTC – CFO. Tuy nhiên tại Việt Nam các khái niệm này vẫn chưa được phân biệt một cách rõ ràng, hầu hết các GĐTC đều kiêm làm KTT. Dưới đây là bảng tổng hợp Kế toán MAC sưu tầm được, bạn đọc tham khảo qua nhé:

Phạm vi trách nhiệm của Giám đốc tài chính và Kế toán trưởng:

STT Phạm vi trách nhiệm Giám đốc tài chính Kế toán trưởng
Kế toán
1 Hỗ trợ hoạt động kiểm toán hàng năm X X
2 Thanh toán các khoản phải trả đúng hạn X
3 Thu hồi các khoản phải thu X
4 Nhận chiết khấu các khoản phải trả X
5 Xuất hoá đơn kịp thời X
6 Tính chi phí giá thành X
7 Cân đối số liệu với ngân hàng X
8 Thực hiện các báo cáo quản trị X X
9 Thực hiện các báo cáo tài chính X X
10 Nộp báo cáo thông tin cho uỷ ban giao dịch chứng khoán Nhà nước X X
11 Duy trì các chính sách và thủ tục kế toán X
12 Duy trì hệ thống tài khoản kế toán X
13 Quản lý hoạt động thuê ngoài X
14 Quản lý nhân viên kế toán X
15 Quản lý quy trình hoạch định ngân sách X X
16 Xem xét các yêu cầu cấp vốn X
17 Lập bảng lương X
18 Thực hiện các thực tiễn tối ưu trong hoạt động X
19 Cung cấp các phân tích tài chính X X
20 Triển khai các đánh giá hiệu quả hoạt động X
21 Duy trì các đánh giá hiệu quản hoạt động X
22 Xem xét những điểm yếu trong kiểm soát X X
Tài chính
23 Xây dựng chiến lược tài chính X
24 Xây dựng chiến lược thuế X
25 Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro X
26 Đàm phán những thương vụ mua lại X
27 Duy trì quan hệ với ngân hàng X
28 Sắp xếp  hoạt động tài trợ nợ X
29 Quản lý việc chào bán cổ phần cho các nhà đầu tư X
30 Đầu tư các quỹ X
31 Đầu tư vào các quỹ lương hưu X
32 Cấp tín dụng cho khách hàng X X
33 Duy trì việc bảo hiểm X
34 Theo dõi dòng tiền X X
35 Duy trì mối quan hệ với các nhà đầu tư X

Bảng trên dễ dàng cho thấy có một vài lĩnh vực mà cả hai vị trí có thể cùng tham gia trong bộ phận kế toán. Tuy nhiên, mức độ tham gia thì hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn khi các kiểm toán viên bên ngoài xem xét lại các hồ sơ kế toán của doanh nghiệp, GĐTC thường duy trì mới quan hệ với đối tác kiểm toán và xử lý các rắc rối về số liệu kiểm toán. Tuy nhiên, KTT thường sẽ là người làm việc trực tiếp với các kiểm toán viên trong việc trình bày sổ sách kế toán, giải thích các giao dịch đặc biệt, cung cấp nhân lực cho những công việc phụ trợ mà nếu không có nguồn nhân lực đó, các kiểm toán viên phải tự làm lấy.

Ngoài ra KTT cũng là người làm báo cáo, GĐTC phải xem qua trước khi chúng được báo cáo công khai vì GĐTC là người sẽ chịu trách nhiệm giải thích nội dung báo cáo cho người đọc.

GĐTC và KTT cùng có vai trò khác nhau trong quá trình hoạch định ngân sách. Trong khi KTT thường chú trọng việc thu thập thông tin từ các phòng ban khác để tập hợp chúng thành dự toán ngân sách toàn điện thì GĐTC xem xét dữ liệu của các phòng ban khác để biết liệu chúng đã thay đổi như thế nào so với quá khứ, doanh thu và chi phí phản ánh những thay đổi ra sao trong định hướng chiến lược của công ty đồng thời xem xét những lý do của các yêu cầu chi tiêu.

Công việc chủ yếu của một GĐTC là thực hiện các phân tích tài chính về nhiều đề tài khác nhau ở bất kỳ bộ phận nào trong công ty, cũng như thúc đẩy các cải tiến trong hoạt động, ít nhất là dự vào một phần kết quả của các phân tích tài chính. GĐTC quyết định cần phân tích vấn đề gì, cần thúc đẩy những cải tiến gì, đồng htowif cũng trình bày những thông tin này và thuyết phục các trưởng bộ phận khác ủng hộ các đề xuất cải tiến, Ngược lại, KTT thường thực hiện các phân tích do GĐTC giao cho và thực hiện các cải tiến bên trong bộ phận kế toán. Vì thế, ở đây vai trò kép của  GĐTC và KTT hiện diện trong những lĩnh vực này, dù với mức độ khác nhau.

Hệ thống kiểm soát cũng thu hút sự chú ý của cả hai vị trí. GĐTC hết sức quan tâm vấn đề kiểm soát vì bất kỳ rắc rối nào của việc kiểm soát cũng đều phản ánh không tốt về năng lực của anh ta. KTT cũng quan tâm, một hần để chỉ ra những vấn đề GĐTC cần quan tâm, nhưng chủ yếu là để bảo đảm hệ thống kiểm soát hiện tại hoạt động như dự tính. GĐTC có thể giúp đỡ một phần trong việc thiết lập hoặc thay đổi những hoạt động kiểm soát có tác động đến bộ phận khác vì anh ta chịu trách nhiệm trong việc xây dựng mối quan hệ giữa bộ phận kế toán và những bộ phận khác trong công ty.

Lĩnh vực tài chính thuộc chuyên môn chính của GĐTC, như mối quan hệ trong ngành ngân hàng, chiến lược tổng thể cả công ty, kêu gọi và đầu tư nguồn vốn hoặc mua lại …

Kết luận:

Từ việc so sánh GĐTC và KTT chúng ta thấy KTT chịu trách nhiệm chủ yếu về những hoạt động hành chính thường ngày của kế toán trong khi GĐTC phải tách mình ra khỏi những hoạt động này và tập trung vào việc xây dựng hệ thống kiểm soát, định hướng chiến lược và cáp vốn. Bất cứ ai cố gắng thực hiện hai vị trí công việc này cùng một lúc – ngoại trừ công ty nhỏ, vì thiếu ngân sách nên thường ủng hộ việc nhập hai vị trí này thành một – cũng sẽ bị ngập đầu trong núi công việc cần phải hoàn tất.

Trên thực tế, người nào kết hợp cả hai vị trí cùng lúc thường có xu hướng tập trung vào công việc hàng ngày của KTT hơn là thực thi công việc của một GĐTC với nhận thức rằng: những hoạt động giao dịch trong ngày phải hoàn thành trong khi những vấn đề mang tính chiến lược luôn luôn được xét đến khi có thời gian rảnh. Mặc dù điều này chỉ diễn ra trong một giai đoạn ngắn hạn nhưng sự chú ý chưa đúng mức đến công việc của một GĐTC đần dần sẽ dẫn đến tình trạng đình trệ, kém hiệu quả và kém phát triển các nguồn vốn tiềm năng.

Kế toán MAC hy vọng với bài chia sẻ trên đây bạn đọc đã có được cái nhìn tổng quan và thấy được sự khác nhau giữa hai vị trí Giám đốc tài chính và Kế toán trưởng.

Save

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *