Liên hệ với chúng tôi?
0936 400 123
[email protected]
Đăng ký Đăng nhập
Kế toán MAC Kế toán MAC
  • GIỚI THIỆU
  • TƯ VẤN TÀI CHÍNH
  • DỊCH VỤ KIỂM TOÁN
  • DỊCH VỤ THÀNH LẬP
    • Thành lập công ty
    • Thành lập chi nhánh
    • Thành lập hộ kinh doanh cá thể
  • LIÊN HỆ
  • DỊCH VỤ KẾ TOÁN
    • Kế toán nội bộ
    • Kế toán thuế trọn gói
    • Báo cáo tài chính
    • Khai báo thuế ban đầu
    • Đào tạo kế toán
    • Hoàn thiện lại sổ sách kế toán
    • GIỚI THIỆU
    • TƯ VẤN TÀI CHÍNH
    • DỊCH VỤ KIỂM TOÁN
    • DỊCH VỤ THÀNH LẬP
      • Thành lập công ty
      • Thành lập chi nhánh
      • Thành lập hộ kinh doanh cá thể
    • LIÊN HỆ
    • DỊCH VỤ KẾ TOÁN
      • Kế toán nội bộ
      • Kế toán thuế trọn gói
      • Báo cáo tài chính
      • Khai báo thuế ban đầu
      • Đào tạo kế toán
      • Hoàn thiện lại sổ sách kế toán

    Tin tức

    • Trang chủ
    • Tin tức
    • Quy định về việc xử lý tài chính các khoản nợ khó đòi

    Quy định về việc xử lý tài chính các khoản nợ khó đòi

    • Đăng bởi Hường Mis
    • Danh mục Tin tức
    • Ngày Tháng Tám 24, 2017
    • Bình luận 0 comment
    quy-dinh-ve-viec-xu-ly-tai-chinh-cac-khoan-no-kho-doi

    Liên quan đến những vướng mắc của ông Huỳnh Quãng (Đà Nẵng) về nhưng quy định về xử lý các khoản nợ của doanh nghiệp không có khả năng thu hồi, các bạn làm dịch vụ sổ sách kế toán cùng tham khảo hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài Chính dưới đây nhé:

    Theo Điểm a, Khoản 4, Điều 6 Thông tư số 228/2009/TT-BTC quy định “… Nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm các khoản nợ sau: Đối với tổ chức kinh tế: Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: Xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán”.

    Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều khách hàng (KH) của doanh nghiệp (DN) đã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán thế nhưng không thực hiện thủ tục ngừng hoạt động, hoặc đăng ký giải thể, phá sản. Do đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư khi được hỏi cũng không xác nhận được là các đối tượng này đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả – ông Huỳnh Quãng cho hay.

    Bên cạnh đó, khi DN khởi kiện những KH này thì tòa tuyên buộc KH phải trả nợ nhưng sau đó thi hành án không được và chỉ có trả lời của cơ quan thi hành án là hiện KH chưa có khả năng thi hành án.

    Như vậy, nếu đối chiếu quy định nêu trên thì các DN không đủ điều kiện xử lý tài chính các khoản nợ này mặc dù KH đã mất khả năng chi trả. DN đã tiến hành đầy đủ các thủ tục để yêu cầu trả nợ và yêu cầu thi hành án theo đúng quy định pháp luật nhưng không thu hồi được.

    Ông Huỳnh Quãng đề nghị cơ quan chức năng giải đáp, những khoản nợ khó đòi mà sau khi DN đã khởi kiện có bản án/quyết định của tòa án tuyên buộc KH phải trả nợ, nhưng không thể thi hành án được, thì có đủ cơ sở để tiến hành xử lý tài chính các khoản nợ này hay không? Nếu không, ông đề nghị hướng dẫn DN cách xử lý tài chính các khoản nợ này để phù hợp với quy định của pháp luật.

    Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

    Đối với các khoản nợ phải thu có đủ điều kiện xác định là khoản nợ khó đòi theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại DN thì DN phải tiến hành trích lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi để tạo nguồn xử lý khi tổn thất xảy ra.

    Đối với khoản nợ không có khả năng thu hồi, tại Khoản 4, Điều 6 Thông tư số 228/2009/TT-BTC quy định:

    “a) Nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm các khoản nợ sau:

    – Đối với các tổ chức kinh tế:

    + Khách nợ đã giải thể, phá sản: Quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản DN theo Luật Phá sản hoặc quyết định của người có thẩm quyền về giải thể đối với DN nợ, trường hợp tự giải thể thì có thông báo của đơn vị hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ chức.

    + Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: Xác nhận của cơ quan quyết định thành lập DN hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh về việc DN, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán.

    – Đối với các cá nhân phải có một trong các tài liệu sau:

    + Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ còn sống hoặc đã mất tích nhưng không có khả năng trả nợ.

    + Giấy chứng từ (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ.

    + Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với người nợ đã bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về việc khách nợ hoặc người thừa kế không có khả năng chi trả.

    b) Xử lý tài chính:

    Tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa nợ phải thu ghi trên sổ kế toán và số tiền đã thu hồi được (do người gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản của đơn vị nợ hoặc người nợ, do được chia tài sản theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác…).

    Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, DN sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của DN.

    Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, DN vẫn phải theo dõi riêng trên sổ kế toán và được phản ánh ở ngoài bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 10 năm, tối đa là 15 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, DN hạch toán vào thu nhập khác.

    c) Khi xử lý khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi DN phải lập hồ sơ sau:

    – Biên bản của Hội đồng xử lý nợ của DN. Trong đó ghi rõ giá trị của từng khoản nợ phải thu, giá trị nợ đã thu hồi được, giá trị thiệt hại thực tế (sau khi đã trừ đi các khoản thu hồi được).

    – Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xóa để làm căn cứ hạch toán, biên bản đối chiếu nợ được chủ nợ và khách nợ xác nhận hoặc Bản thanh lý hợp đồng kinh tế hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập DN, tổ chức hoặc các tài liệu khách quan khác chứng minh được số nợ tồn đọng và các giấy tờ tài liệu liên quan.

    – Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được, đến thời điểm xử lý nợ DN đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của DN.

    d) Thẩm quyền xử lý nợ:

    Hội đồng quản trị (đối với DN có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với DN có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với DN không có Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên) hoặc chủ DN căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến các khoản nợ để quyết định xử lý những khoản nợ phải thu không thu hồi được và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý trách nhiệm theo chế độ hiện hành”.

    Về nội dung kiến nghị xử lý vướng mắc đối với trường hợp như ông Huỳnh Quãng nêu, Bộ Tài chính sẽ tiếp thu, nghiên cứu để sửa đổi quy định tại Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính cho phù hợp.

    Theo chinhphu.vn

    • Tweet
    • Pinterest
    Hường Mis

    Bài viết trước

    Thay đổi biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi với nhiều mặt hàng từ 1/2018
    22 Tháng Tám, 2017

    Bài viết tiếp theo

    [2017] Cập nhật về khung chuẩn mực kiểm toán nội bộ quốc tế
    24 Tháng Tám, 2017

    Có thể bạn quan tâm

    • co-duoc-thay-doi-hinh-thuc-nhan-tro-cap-nghiep-hay-khong
      Có được thay đổi hình thức nhận trợ cấp thất nghiệp hay không?
      22 Tháng Chín, 2017
    • huong-dan-thuc-hien-hoa-don-dien-tu-moi-nhat-nam-2017
      Hướng dẫn thực hiện hóa đơn điện tử mới nhất năm 2017
      21 Tháng Chín, 2017
    • cach-tinh-tien-phat-cham-nop-thue-gtgt-tndn-nam-2017
      Cách tính tiền phạt chậm nộp thuế GTGT, TNDN năm 2017
      20 Tháng Chín, 2017

    Tham gia bình luận Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Tìm kiếm

    CHUYÊN MỤC

    • GIỚI THIỆU
    • TƯ VẤN TÀI CHÍNH
    • DỊCH VỤ KIỂM TOÁN
    • DỊCH VỤ THÀNH LẬP
      • Thành lập công ty
      • Thành lập chi nhánh
      • Thành lập hộ kinh doanh cá thể
    • LIÊN HỆ
    • DỊCH VỤ KẾ TOÁN
      • Kế toán nội bộ
      • Kế toán thuế trọn gói
      • Báo cáo tài chính
      • Khai báo thuế ban đầu
      • Đào tạo kế toán
      • Hoàn thiện lại sổ sách kế toán

    Tin tức mới nhất

    co-duoc-thay-doi-hinh-thuc-nhan-tro-cap-nghiep-hay-khong
    Có được thay đổi hình thức nhận trợ cấp thất nghiệp hay không?
    22Th92017
    huong-dan-thuc-hien-hoa-don-dien-tu-moi-nhat-nam-2017
    Hướng dẫn thực hiện hóa đơn điện tử mới nhất năm 2017
    21Th92017
    cach-tinh-tien-phat-cham-nop-thue-gtgt-tndn-nam-2017
    Cách tính tiền phạt chậm nộp thuế GTGT, TNDN năm 2017
    20Th92017

    Logo-MAC-2

    ĐỊA CHỈ :

    Trụ sở chính: 10B số 195 đường Tô Hiệu - Q. Hà Đông - TP. Hà Nội

    Điện thoại: 0466.525.588 – Hotline: 0936.400.123

    [email protected]

    Location-edit

    CƠ SỞ ĐÀO TẠO:

    Cơ sở 1: Số LK 86 TT2 Khu đô thị Văn Phú - P. Phúc La - Q. Hà Đông - TP. Hà Nội

    Cơ sở 2: P506 CT8C Khu đô thị Đại Thanh - Thanh Trì - TP. Hà Nội

    Cơ sở 3: Tầng 3 Tòa Building 36 - Số 14 ngõ 250 Nguyễn Xiển - P. Hạ Đình - Q. Thanh Xuân - TP. Hà Nội

    HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN:

    Đào tạo kế toán MAC: ketoanthuchanhmac

    Dịch vụ kế toán MAC: ketoanthuchanhmac

    Đào tạo kế toán thực hành MAC

    © 2016 - Ketoanmac.edu.vn