Trung tâm đào tạo kế toán thực hành MAC xin giới thiệu đến độc giả một số thông tin hữu ích về cách xây dựng và phân tích chi phí định mức trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Thông thường để hình thành lên một chi phí định mức đòi hỏi doanh nghiệp cần nắm vững các nguyên tắc sau:
Đầu tiên người phân tích chi phía định mức cần trang bị cho mình những thông tin cần thiết về doanh nghiệp áp dụng, sau khi có kết quả cần xem xét toàn bộ quá trình liên quan kết hợp với yếu tố nguồn lực, thị trường và công nghệ để có xu hướng điều chỉnh. Nói tóm lại người phân tích chi phí định mức cần nhanh nhạy với thị trường và cần có quyết định một cách chính xác.
Phương pháp xác định chi phí định mức
Hiện có 3 phương pháp xác định chi phí định mức mà doanh nghiệp có thể áp dụng riêng rẽ hay sử dụng kết hợp tùy thuộc vào quy mô của từng doanh nghiệp cụ thể.
Phương pháp kỹ thuật:
Tức là dựa trên việc vận hành dây chuyền sản xuất (kỹ thuật, khả năng quản lý doanh nhiệp) mà nhà phân tích chi phí định mức đưa ra quyết định về nguyên vật liệu cần dùng là bao nhiêu, hao phí sản xuất như thế nào.
Phương pháp phân tích số liệu lịch sử:
Tức là dựa trên số liệu phát sinh ở kỳ trước kết chuyển sang để đánh giám mức độ phân bổ chi phí sản xuất trong doanh nghiệp như thế nào để có hướng điều chỉnh phù hợp.
Phương pháp điều chỉnh:
chính là việc điều chỉnh các chi phí liên quan đến chi phí định mức của doanh nghiệp cho phù hợp.
Đồng thời doanh nghiệp cũng cần chú trọng việc xây dựng chi phí định mức cho các loại chi phí sản xuất: xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, xây dựng định mức chi phí nhân công, xây dựng định mức chi phí sản xuất chung, xây dựng định mức chi phí quản lý doanh nghiệp, xây dựng định mức chi phí bán hàng, …