Cách hạch toán tiền lương tháng 13

Sắp đến cuối năm, việc hạch toán lương tháng 13 là nhiệm vụ cơ bản của kế toán thuế. Trung tâm đào tạo kế toán Mac xin cung cấp cho độc giả quy định của chính phủ về vấn đề này:

1. Chi phí tiền lương:

Tại tiết a, tiết b điểm 2.3, Mục III Phần B Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007  của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định các khoản chi không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:

“a. Chi phí tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi.

b. Chi phí tiền lương, tiền công do cơ sở kinh doanh chi ngoài hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể. Chi phí tiền lương, tiền công chi không có hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động trừ trường hợp cơ sở kinh doanh thuê lao động thời vụ hoặc vụ việc”.

Theo hướng dẫn tại Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính thì các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động thực tế có chi trả; các khoản tiền lương, tiền công do cơ sở kinh doanh chi có ghi trong hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động thì được hạch toán vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.

Đối với các khoản tiền lương, tiền công chưa chi hoặc không có hoặc không ghi trong hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động thì không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Chi phí tiền lương, tiền công do cơ sở kinh doanh chi ngoài hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể thì không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Để đảm bảo cho các doanh nghiệp có nguồn để trả lương cho người lao động vào năm sau nếu gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh đồng thời phù hợp với chính sách tiền lương, ngày 26/12/2008, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 130/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009   quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN tại tiết a, tiết c điểm 2.5 Mục IV, Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC:

“a. Chi tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

c. Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không được sử dụng vào mục đích khác. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.”.

 2. Chuyển lỗ:

Tại điểm 1, Mục VI, Phần E Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính quy định:
“Cơ sở kinh doanh sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ của năm quyết toán thuế trừ vào thu nhập chịu thuế của những năm sau. Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Cơ sở kinh doanh tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế theo nguyên tắc trên. Trường hợp trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh này (không bao gồm số lỗ của kỳ trước chuyển sang) sẽ được chuyển lỗ không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp xác định số lỗ cơ sở kinh doanh được chuyển khác với số lỗ do cơ sở kinh doanh tự xác định thì số lỗ được chuyển xác định theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền nhưng đảm bảo không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.”
Về vấn đề chuyển lỗ năm 2008, Công ty thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 1, Mục VI, Phần E Thông tư số 134/2007/ TT-BTC ngày 23/11/2007  của Bộ Tài chính.

Trung tâm đào tạo kế toán thực hành cho Doanh nghiệp của Kế toán MAC là tập hợp các chương trình đào tạo bồi dưỡng về kế toán, bao gồm những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp.

Chương trình tư vấn và đào tạo nghiệp vụ kế toán được thiết kế theo yêu cầu của doanh nghiệp. Cùng với sự tư vấn của đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm của Trung tâm Kế toán MAC. Chúng tôi tin tưởng các doanh nghiệp sau hợp tác sẽ hài lòng về chất lượng dịch vụ và chuyên môn kế toán của Kế toán MAC.

Sử dụng Dịch vụ tư vấn và đào tạo nghiệp vụ kế toán cho doanh nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp trang bị thêm những kiến thức tài chính kế toán mới nhất theo quy định Nhà nước hiện hành. Giúp doanh nghiệp bớt rủi ro về vốn và vướng các quy định về pháp luật, giúp quản lý dòng tiền, tối ưu chi phí hoạt động tối đa.

Trung tâm đào tạo kế toán thực hành cho Doanh nghiệp của Kế toán MAC là tập hợp các chương trình đào tạo bồi dưỡng về kế toán, bao gồm những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp.

Chương trình tư vấn và đào tạo nghiệp vụ kế toán được thiết kế theo yêu cầu của doanh nghiệp. Cùng với sự tư vấn của đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm của Trung tâm Kế toán MAC. Chúng tôi tin tưởng các doanh nghiệp sau hợp tác sẽ hài lòng về chất lượng dịch vụ và chuyên môn kế toán của Kế toán MAC.

Sử dụng Dịch vụ tư vấn và đào tạo nghiệp vụ kế toán cho doanh nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp trang bị thêm những kiến thức tài chính kế toán mới nhất theo quy định Nhà nước hiện hành. Giúp doanh nghiệp bớt rủi ro về vốn và vướng các quy định về pháp luật, giúp quản lý dòng tiền, tối ưu chi phí hoạt động tối đa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *