Liên hệ với chúng tôi?
0936 400 123
[email protected]
Đăng ký Đăng nhập
Kế toán MAC Kế toán MAC
  • GIỚI THIỆU
  • TƯ VẤN TÀI CHÍNH
  • DỊCH VỤ KIỂM TOÁN
  • DỊCH VỤ THÀNH LẬP
    • Thành lập công ty
    • Thành lập chi nhánh
    • Thành lập hộ kinh doanh cá thể
  • LIÊN HỆ
  • DỊCH VỤ KẾ TOÁN
    • Kế toán nội bộ
    • Kế toán thuế trọn gói
    • Báo cáo tài chính
    • Khai báo thuế ban đầu
    • Đào tạo kế toán
    • Hoàn thiện lại sổ sách kế toán
    • GIỚI THIỆU
    • TƯ VẤN TÀI CHÍNH
    • DỊCH VỤ KIỂM TOÁN
    • DỊCH VỤ THÀNH LẬP
      • Thành lập công ty
      • Thành lập chi nhánh
      • Thành lập hộ kinh doanh cá thể
    • LIÊN HỆ
    • DỊCH VỤ KẾ TOÁN
      • Kế toán nội bộ
      • Kế toán thuế trọn gói
      • Báo cáo tài chính
      • Khai báo thuế ban đầu
      • Đào tạo kế toán
      • Hoàn thiện lại sổ sách kế toán

    Tin tức

    • Trang chủ
    • Tin tức
    • Báo cáo tài chính Nhà nước nên theo chuẩn quốc tế

    Báo cáo tài chính Nhà nước nên theo chuẩn quốc tế

    • Đăng bởi Du Phieu
    • Danh mục Tin tức
    • Ngày Tháng Mười Một 8, 2016
    • Bình luận 0 comment

    Báo cáo tài chính Nhà nước luôn cần đảm bảo tính minh bạch, công khai trước toàn dân. Nhiều ý kiến cho rằng, báo cáo tài chính Nhà nước nên theo chuẩn quốc tế để đảm bảo tính minh bạch.

    Theo dự thảo nghị định về báo cáo tài chính nhà nước, nghị định này được áp dụng cho mọi cơ quan nhà nước, tuy nhiên theo điều 1 của dự thảo chỉ viết “công khai báo cáo tài chính nhà nước” và cụ thể hơn điều 15 chỉ nói đến tỉnh, Bộ Tài chính “công khai các thông tin chủ yếu trong báo cáo tài chính” liên quan đến “tình hình tài sản nhà nước; nợ chính quyền địa phương, các khoản phải trả khác của Nhà nước; nguồn vốn của Nhà nước; tình hình thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động tài chính nhà nước; tình hình lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính nhà nước”. Ngoài tỉnh và Bộ Tài chính, các cơ quan chính phủ và địa phương không bị bắt buộc công khai ngân sách, ngoài trách nhiệm cung cấp thông tin. Đây là một thiếu sót lớn, nhất là khi việc thu chi ngân sách ở cấp quận huyện, xã dựa vào nhiều quy định cho phép tự thu, tự chi, gây nhiều khó khăn cho đời sống của dân chúng.

    Dự thảo nghị định yêu cầu báo cáo tài chính nhiều nội dung quan trọng khác như giá trị tài sản nhà nước; nợ và các khoản phải trả, và nghĩa vụ trả nợ; nguồn vốn cho hoạt động; lưu chuyển tiền mặt. Những thông tin này không có trong “công khai ngân sách” được Bộ Tài chính thực hiện và đưa trên mạng của bộ, nên rất đáng hoan nghênh.

    Tuy nhiên, công khai báo cáo tài chính chỉ thực sự có giá trị ở chi tiết, và phương pháp luận được sử dụng để làm báo cáo tài chính. Với tinh thần chỉ công khai “các thông tin chủ yếu” như dự thảo viết thì giá trị kiểm tra rất hạn chế.

    Có thể dễ nhìn thấy hạn chế này khi đem so sánh những gì đã và sẽ làm ở Việt Nam với dự thảo ngân sách của chính phủ Mỹ nộp cho Quốc hội xem xét hàng năm. Dự thảo ngân sách của Mỹ là một núi tài liệu, bao gồm: a) bản tường trình chính của Tổng thống về Ngân sách dự thảo tổng hợp có giải trình dài 182 trang, b) bản phân tích có so sánh với những năm trước 418 trang, c) phụ chú thu chi của từng bộ và cơ quan nhà nước 1.375 trang. Tổng cộng gần 2.000 trang.

    Kinh nghiệm làm việc ở Liên hiệp quốc của tôi cũng thế, ngân sách dự chi được chi tiết hóa theo hàng rất cụ thể (line budgeting) trong mọi hoạt động. Nếu hoạt động không có khoản ngân sách chi tiền di chuyển bằng máy bay thì không thể lấy tiền được từ bộ phận chi tiền. Đây là cách duy nhất kiểm soát chi tiêu của nhà nước.

    Về phương pháp luận thì kinh nghiệm của Hy Lạp đã dạy cho thế giới một bài học lớn. Như ta biết, điều kiện để trở thành thành viên của khối tiền tệ Euro là thâm hụt ngân sách không được quá 3% và nợ công không được quá 60% GDP. Chính vì Hy Lạp muốn nhập khối Euro nên đã lừa dối trong phương pháp làm ngân sách và Liên hiệp châu Âu cũng vì muốn một nước kỳ cựu của nền văn minh phương Tây gia nhập nên đã lơ là kiểm soát. Năm 2000 Hy Lạp đã được gia nhập Euro với báo cáo thâm hụt ngân sách 2,5% vào năm 1998 và dự báo 1,9% vào năm 1999, trong khi sự thật thì thâm hụt trong 1998 đã là 4,2%. Đến năm 2009, mức thâm hụt lên 13%, dẫn đến khủng hoảng trả nợ lớn ở châu Âu.

    Tại sao Hy Lạp có thể làm thế? Đó là vì họ bỏ phần chi tiêu lớn cho vũ khí quân sự khỏi ngân sách, ghi bán quyền sử dụng tần số trên bầu trời cho các hãng điện thoại là thu ngân sách thường xuyên trong khi đó nó là bán tài sản đang có (và chỉ bán được một lần) và các vi phạm khác như lập một công ty tài chính độc lập ở nước ngoài (mà không ai biết đến) để vay tiền, tiền này được chuyển về đóng góp đầu tư. Điều này cũng giống như cách làm không theo chuẩn quốc tế của Việt Nam hiện nay, là đáng lẽ phải ghi là chi khi nhận được hàng hay việc được thực hiện dù chưa trả tiền… Và Việt Nam cũng phạm lỗi như Hy Lạp: không thể ghi tiền bán quyền sử dụng đất là thu ngân sách thường xuyên, mà phải ghi là bán tài sản.

    Cần một ngân sách nhà nước trong sạch để bảo đảm nền kinh tế vận hành hiệu quả, tránh đưa nền kinh tế vào khủng hoảng trả nợ, gây lạm phát vì chi tiêu bừa bãi, từ đó đẩy lãi suất cao làm đình đốn kinh tế. Do đó, cần hiểu rõ nguồn thu, tình hình chi tiêu và nợ nần của Nhà nước. Điều này đòi hỏi minh bạch chi tiết và yêu cầu theo đúng chuẩn mực kế toán tài chính đã được các cơ quan quốc tế ban hành.

     

    Tag:bao cao tai chinh, hạch toán, tài chính

    • Tweet
    • Pinterest
    Du Phieu

    Bài viết trước

    Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa kinh tế, pháp lý gì?
    8 Tháng Mười Một, 2016

    Bài viết tiếp theo

    Phương pháp hạch toán nguyên vật liệu phổ biến hiện nay
    8 Tháng Mười Một, 2016

    Có thể bạn quan tâm

    • co-duoc-thay-doi-hinh-thuc-nhan-tro-cap-nghiep-hay-khong
      Có được thay đổi hình thức nhận trợ cấp thất nghiệp hay không?
      22 Tháng Chín, 2017
    • huong-dan-thuc-hien-hoa-don-dien-tu-moi-nhat-nam-2017
      Hướng dẫn thực hiện hóa đơn điện tử mới nhất năm 2017
      21 Tháng Chín, 2017
    • cach-tinh-tien-phat-cham-nop-thue-gtgt-tndn-nam-2017
      Cách tính tiền phạt chậm nộp thuế GTGT, TNDN năm 2017
      20 Tháng Chín, 2017

    Tham gia bình luận Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Tìm kiếm

    CHUYÊN MỤC

    • GIỚI THIỆU
    • TƯ VẤN TÀI CHÍNH
    • DỊCH VỤ KIỂM TOÁN
    • DỊCH VỤ THÀNH LẬP
      • Thành lập công ty
      • Thành lập chi nhánh
      • Thành lập hộ kinh doanh cá thể
    • LIÊN HỆ
    • DỊCH VỤ KẾ TOÁN
      • Kế toán nội bộ
      • Kế toán thuế trọn gói
      • Báo cáo tài chính
      • Khai báo thuế ban đầu
      • Đào tạo kế toán
      • Hoàn thiện lại sổ sách kế toán

    Tin tức mới nhất

    co-duoc-thay-doi-hinh-thuc-nhan-tro-cap-nghiep-hay-khong
    Có được thay đổi hình thức nhận trợ cấp thất nghiệp hay không?
    22Th92017
    huong-dan-thuc-hien-hoa-don-dien-tu-moi-nhat-nam-2017
    Hướng dẫn thực hiện hóa đơn điện tử mới nhất năm 2017
    21Th92017
    cach-tinh-tien-phat-cham-nop-thue-gtgt-tndn-nam-2017
    Cách tính tiền phạt chậm nộp thuế GTGT, TNDN năm 2017
    20Th92017

    Logo-MAC-2

    ĐỊA CHỈ :

    Trụ sở chính: 10B số 195 đường Tô Hiệu - Q. Hà Đông - TP. Hà Nội

    Điện thoại: 0466.525.588 – Hotline: 0936.400.123

    [email protected]

    Location-edit

    CƠ SỞ ĐÀO TẠO:

    Cơ sở 1: Số LK 86 TT2 Khu đô thị Văn Phú - P. Phúc La - Q. Hà Đông - TP. Hà Nội

    Cơ sở 2: P506 CT8C Khu đô thị Đại Thanh - Thanh Trì - TP. Hà Nội

    Cơ sở 3: Tầng 3 Tòa Building 36 - Số 14 ngõ 250 Nguyễn Xiển - P. Hạ Đình - Q. Thanh Xuân - TP. Hà Nội

    HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN:

    Đào tạo kế toán MAC: ketoanthuchanhmac

    Dịch vụ kế toán MAC: ketoanthuchanhmac

    Đào tạo kế toán thực hành MAC

    © 2016 - Ketoanmac.edu.vn